Mô tả
LỐP MAXXIS SAU SI (có săm) 80/90-17 ( Video )
TÊN LỐP: LỐP MAXXIS SAU SI (có săm) 80/90-17 MÃ LỐP:SP000216
NHẬN SHIP COD CÁC TỈNH (NHẬN HÀNG TRẢ TIỀN)
������ Phụ tùng xe máy Gò Vấp chuyên phân phối các thiết bị phụ tùng xe máy chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Với chiến lược đa dạng hóa ngành nghề để phát huy những thế mạnh của cửa hàng.
Phụ tùng xe máy Gò Vấp chuyên bán các loại phụ tùng hãng: HONDA – YAMAHA – SYM – SUZUKI– PIAGO, và các mặt hàng khác.
Với logo: “MUA SẮM THÔNG MINH “ cùng với chính sách bán hàng, bảo hành sản phẩm chuyên nghiệp .Phụ tùng xe máy Gò Vấp hân hạnh được phục vụ Quý khách!
—————————————————————————
➡️➡️➡️CỬA HÀNG PHỤ TÙNG XE MÁY GÒ VẤP⬅️⬅️⬅️
ĐẶC BIỆT THAY NHỚT MIỄN PHÍ
Địa chỉ : Gẩn công viên làng Hoa Gò Vấp, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP.HCM
WEBSITE: phutunggovap chấm com
Bảo dưỡng động cơ xe máy khi hè về
Thời tiết nóng nực, bụi bặm tăng cao, mưa nhiều và phố ngập thường xuyên, động cơ xe máy là thứ cần được chú ý bảo dưỡng nhất, không phải cứ thay dầu đúng kỳ là xong.
Ở Việt Nam, đặc điểm đường giao thông ở các đô thị rất bụi bặm vào mùa hè, gặp mưa thì lầy lội là những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến người sử dụng xe máy, cụ thể là tuổi thọ chiếc xe. Thiếu hiểu biết hay chủ quan trong quá trình sử dụng đều là các nguyên nhân gây ra các hư hại, nhất là liên quan đến động cơ. Đây chính là bộ phận gây tốn kém để sửa chữa nhất, vì khi bổ máy, thay thế trục cam, cò, làm lại hơi tốn từ 1 triệu đến vài triệu đồng. Do đó, các hạng mục dưới đây cần được quan tâm nếu muốn máy khỏe và bền bỉ.
Nhớt: Để máy hoạt động êm ái và mát, điều đầu tiên cần chú ý là thay nhớt đúng hạn. Cần lựa chọn loại nhớt có cấp tính năng và cấp độ nhớt phù hợp với động cơ xe, tốt nhất nên tham khảo từ sách hướng dẫn.
Dầu động cơ và bộ lọc dầu định kỳ: Cần kiểm tra mức dầu động cơ ít nhất một lần mỗi tháng, đừng chỉ dựa vào đèn báo trên bảng đồng hồ. Để kiểm tra, rút que thăm dầu ra lau sạch, sau đó cắm trở lại và rút lên lần nữa. Nếu thấy có một lớp dầu mỏng bám ở que thăm dầu quanh mức “F” và dầu không quá đặc thì mọi thứ vẫn ổn. Ngược lại, cần châm thêm hoặc thay mới dầu hoàn toàn. Một lưu ý quan trọng là khi thay dầu cũng cần thay lọc dầu.
Nước làm mát (với những xe làm mát bằng chất lỏng): Không đủ nước làm mát sẽ làm động cơ nhanh nóng và dẫn đến những tổn hại nghiêm trọng. Kiểm tra bình nước phụ và châm thêm nước làm mát nếu không đạt yêu cầu. Phần lớn các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay nước làm mát động cơ sau khoảng 12 tháng.
Lọc gió: Nếu xe chạy dưới 10.000km/năm, nên thay bộ lọc khí hai năm một lần, còn nếu xe chạy nhiều hơn, trên 16.000 km thì mỗi năm xe cần có bộ lọc mới.
Chăm sóc xe thường xuyên: Rửa xe mỗi khi đi đường lầy lội hoặc thấy các chi tiết xe bám quá nhiều bụi, cặn bẩn; sau khi rửa sạch cần để khô hoặc xì khô xe trước khi sử dụng lại.
Ngoài ra cần thường xuyên kiểm tra các phớt làm kín của nắp bình xăng, nắp châm nhớt, để đảm bảo bụi và hơi nước không thể tạp nhiễm vào dầu từ những vị trí này. Theo thời gian thông qua quá trình hoạt động của động cơ, cặn bùn sẽ hình thành, rất khó hoặc thậm chí là không thể tháo bỏ cặn bùn thông qua đường tháo dầu nhớt thông thường, dẫn đến những hư hại do động cơ mất tính bôi trơn, mất công suất động cơ, tăng tiêu hao nhiên liệu, quá nhiệt động cơ, áp suất dầu không ổn định, tăng mài mòn và giảm tuổi thọ động cơ. Tệ hại hơn, khi cặn bùn “khóa chặt” các đường dẫn dầu nhớt trong động cơ, dầu nhớt sẽ không thể bơm lên các vị trí cần bôi trơn, gây ra những hư hỏng nghiêm trọng trong động cơ đến mức có thể buộc phải thay động cơ mới.
Khi nào cần mang xe đi “khám sức khỏe”
Nhiều bộ phận trên xe máy sau một thời gian vận hành bị xuống cấp và sai lệch như: cổ phốt, giảm sóc, các vòng bi bánh, phanh, vành xe, nhông xích, hệ thống nhiên liệu, bộ ly hợp, hệ thống điện nổ và điện tín hiệu, hệ thống làm mát, các khớp xoay… Thế nên việc cần làm là kiểm tra, bảo dưỡng và điều chỉnh định kỳ, đối với một số chi tiết không đảm bảo chất lượng và công năng thì cần sửa chữa hoặc thay thế…
Khi xe chạy phát ra tiếng kêu cọt kẹt, tiếng máy nổ không êm, má phanh không “ăn” hoặc tay lái không chuẩn… tức là đã tới lúc bạn cần mang xe đi bảo dưỡng. Quy trình bảo dưỡng xe ta ga khác với quy trình bảo dưỡng xe số, tùy vào đặc điểm mỗi loại xe.
Bảo dưỡng xe máy gồm những gì?
Bảo dưỡng xe máy là một bước cực kỳ quan trọng nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng của xe, giúp xe luôn vận hành êm ái bền bỉ hơn. Vậy bảo dưỡng xe máy gồm những gì?
Quy trình bảo dưỡng xe máy
Để đảm bảo an toàn, tránh những bệnh lặt vặt, xe máy cần được bảo dưỡng định kỳ mỗi 4 tháng. Khi xe chạy từ 2.000 – 3.000 km, bạn nên thay dầu nhớt, hoặc thay nước.
Quy trình bảo dưỡng xe máy được thực hiện đối với phần khung sườn, phần động cơ và hệ thống truyền lực.
Cụ thể:
- Phần khung sườn: kiểm tra vành xe, nan hoa, bảo dưỡng cổ phuốc, bảo dưỡng giảm sóc trước/ sau, bảo dưỡng phanh trước, bảo dưỡng các loại dây cáp, bôi trơn các chi tiết chuyển động, bảo dưỡng tra dầu tay ga cũng như dây ga.
- Phần động cơ: bảo dưỡng chế hoà khí, rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi, căn chỉnh xúp páp, điều chỉnh côn, đổ thêm nước nạp ắc quy, (kiểm tra) thay dầu máy. Đối với xe phun xăng điện tử, cần kiểm tra & vệ sinh vòi phun, kiểm tra/ thay thế lọc bơm xăng (nếu cần), kiểm tra hoạt động các cảm biến, các chi tiết trong hệ thống phụ xăng.
- Hệ thống truyền lực: bảo dưỡng nhông xích tải, bảo dưỡng phanh sau, tra mỡ trục càng sau, kiểm tra cần
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.