Mô tả
- Láp cầu Xe Ba Bánh ( Xe Lôi )
- NHẬN SHIP COD CÁC TỈNH (NHẬN HÀNG TRẢ TIỀN) 😍😍 Phụ tùng xe máy Gò Vấp chuyên phân phối các thiết bị phụ tùng xe máy chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Với chiến lược đa dạng hóa ngành nghề để phát huy những thế mạnh của cửa hàng. Phụ tùng xe máy Gò Vấp chuyên bán các loại phụ tùng hãng: HONDA – YAMAHA – SYM – SUZUKI– PIAGO, và các mặt hàng khác. Với logo: “MUA SẮM THÔNG MINH “ cùng với chính sách bán hàng, bảo hành sản phẩm chuyên nghiệp .Phụ tùng xe máy Gò Vấp hân hạnh được phục vụ Quý khách! ————————————————————————— ➡️➡️➡️CỬA HÀNG PHỤ TÙNG XE MÁY GÒ VẤP⬅️⬅️⬅️ ĐẶC BIỆT THAY NHỚT MIỄN PHÍ Địa chỉ : Gẩn công viên làng Hoa Gò Vấp, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP.HCM WEBSITE: phutunggovap chấm com
Nguyên tắc hoạt động của Rờ le đèn/kèn/đề
Có nhiều bạn chưa biêt rờ le có tác dụng gì, tại sao phải xài rờ le cho các thiết bị sài dòng lớn ( mấy bạn hay gọi là tốn điện). Bài dưới là mình tổng hợp lại.
Một rơle điển hình điều khiển mạch và cả điều khiển nguồn.Kết cấu rơle gồm có một lõi sắt ,một cuộn từ và một tiếp điểm.
Rờle là một công tắc điện điều khiển từ xa và được điều khiển bởi một công tắc khác.Chẳng hạn như công tắc kèn hoặc một bộ xử lý bên trong ECU.Rờle cho phép một dòng nhỏ đi qua để điều khiển một dòng lớn qua mạch.Một vài thiết kế của rờle được sử dụng hiện nay là loại 3. chân,4 chân,5 chân,6
Tất cả các rờle đều hoạt động cùng một nguyên lý cơ bản.Chúng ta sẽ dùng rơle 4 chân trong các ví dụ.Rờle có 2 mạch:mạch điều khiển (màu xanh lá) và mạch tải (màu đỏ).Mạch điều khiển có một cuộn dây nhỏ trong khi mạch tải có một công tắc.
Dòng điện chạy qua cuộn dây mạch điều khiển tạo ra một từ trường nhỏ làm đóng tiếp điểm .Tiếp điểm,là một phần của mạch tải,được dùng để điều khiển mạch điện nối với nó.Dòng chạy qua chân khi rờle được kích hoạt (trạng thái mở
Khi dòng ngừng chạy qua mạch điều khiển rờle trở nên ngắt .Không còn từ trường,tiếp điểm hở ra và dòng bị ngăn không chạy qua chân. Rờle bây giờ ngắt
-Khi không có điện áp đặt lên chân số 1,không có dòng chạy qua cuộn dây.Không có dòng nghĩa là không có từ trường sinh ra nên tiếp điểm hở ra.Khi có điện áp đặt lên chân số 1,dòng đi qua cuộn dây sinh ra từ trường cần thiết để đóng tiếp điểm cho phép thông mạch giữa chân số 2 và số 4.
-Rờle được thiết kế hoặc là loại thường đóng (normally closed)hoặc thường mở (normally open).Chú ý đến tiếp điểm của hai loại rờle được chỉ ra bên dưới
Rờle thường mở có tiếp điểm hở ra cho đến khi được kích (ON),loại thường đóng có tiếp điểm đóng lại cho đến khi được kích (ON).Rờle luôn được thể hiện ở vị trí chưa được kích ,nghĩa là khi chưa có dòng chạy qua cuộn dây và mạch điện OFF.Rờle thường mở được sử dụng hầu hết trên xe.Tuy nhiên mỗi loại sẽ được dùng tùy vào ứng dụng riêng.
Khi tiếp điểm đóng lại (hình bên trái) dòng điện chạy qua cuộn dây từ cực dương đến cực âm thể hiện bởi đường màu đỏ.Dòng điện này tạo ra một từ trường bao quanh cuộn dây.Phía trên cuộn dây là cực dương,phía dưới là cực âm.
-KIỂU RỜLE TRIỆT TIÊU ĐIỆN ÁP TỰ CẢM
Trong khi một số mạch xử lý có thiết kế triệt tiêu điện áp tự cảm bên trong thì một số khác thực hiện triệt tiêu điện áp tự cảm từ bên trong rờle.Điện trở Ohm cao,diode,tụ điện được sử dụng để triệt tiêu điện áp.Diode và điện trở đựoc sử dụng thông dụng nhất.Chú ý: rờle thường có ghi chú rõ nếu có diode hay điện trở bên trong.
Một diode ngăn dòng tự cảm được nối song song với cuộn dây rờle.Nó mắc theo chiều nghịch nên khi tiếp điểm mở thì không có dòng chạy qua diode.Khi mạch điều khiển rờle ngắt (tiếp điểm hở) dòng sẽ ngừng chạy qua cuộn dây,gây ra sự giảm của từ trường.Các đường sức từ xuyên qua cuộn dây và sinh ra điện áp ngược trong cuộn dây.Điện áp ngược này bắt đầu tăng lên.Khi điện áp ngược phía dưới diode tăng cao hơn điện áp dương nguồn phía trên diode 0.7V thì diode sẽ dẫn cho dòng phía điện áp cao đi qua.Kết quả là triệt tiêu điện áp tự cảm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.